Bài 2 – Độ cao (Cao độ)

Về mặt vật lý, độ cao là do tần số dao động của một nguồn âm xác định. Độ cao thấp của âm thanh phụ thuộc vào tần số giao động của thể rung. Độ giao động càng nhiều âm thanh càng cao và ngược lại.

Hệ thống âm, hàng âm, bậc và âm cơ bản

* Hệ thống âm

Qua quá trình lâu đời và hợp với những quy luật tự  nhiên, con người đã lựa chọn ra những âm thanh dùng trong âm nhạc. Tùy từng thời đại, từng dân tộc, từng địa phương những âm thanh đó được xác định thành những hệ thống khác nhau: Hệ thống âm nhạc 5 âm (hay còn gọi là thang 5 âm), hệ thống âm nhạc 7 âm (hay còn gọi là thang 7 âm)… Hệ thống âm ban đầu chỉ hạn chế trong  phạm vi giọng hát của con người, nhưng sau đó cùng với sự phát triển của khí  nhạc hệ thống âm cũng được mở rộng dần. Hệ thống âm của chúng ta đang dùng hiện có 97 âm với độ cao khác nhau.

* Hàng âm

Các âm của hệ thống được sắp xếp theo thứ tự từ thấp lên cao hoặc ngược lại hình thành hàng âm. Nhìn vào bàn phím đàn Piano hoặc Organ để hình dung ra hàng âm của hệ thống âm, trên đàn có 88 phím đàn được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao tính từ trái sang phải. Đây là những âm thanh có độ cao mà tai người có thể phân biệt được.

* Bậc và các âm cơ bản

Số lượng âm thanh thì rất lớn chúng chỉ gồm có 7 bậc được gọi là 7 bậc âm cơ bản và được lặp đi, lặp lại tuần hoàn với 7 tên gọi theo thứ tự độ cao đi lên:

ĐÔ RÊ MI FA SON LA XI (SI)

Ngoài tên gọi người ta còn dùng chữ cái để ký hiệu các bậc.

C   D    E   F    G    A   H
Đô Rê Mi Fa Son La Xi

Ở trên bàn phím đàn Piano hoặc Organ các bậc cơ bản chính là những phím trắng và được phân thành nhóm, mỗi nhóm có 5 phím đen xen kẽ. Mỗi nhóm 7 âm cơ bản được coi là một quãng 8. Các bậc cơ bản tương ứng với các phím đàn màu trắng, các phím màu đen là các bậc hoá.

Đế xác định một âm thuộc nhóm quãng tám nào trong hàng âm, người ta dùng ký hiệu chữ cái chỉ tên âm đó cùng với ký hiệu nhóm quãng tám như sau:

– Quãng tám cực trầm: Chữ cái viết hoa thêm số 2 ở bên dưới. Ví dụ: C2, G2, H2…

– Quãng tám trầm: Chữ cái viết hoa thêm số 1 ở bên dưới. Ví dụ: C1, G1, H1…

– Quãng tám lớn: Chứ cái viết hoa (D, F, G, H…)

– Quáng tám nhỏ: Chữ cái viết thường (c, d, e, g, h..)

– Các quãng tám thứ nhất tới quãng tám thứ năm: Chữ cái chỉ tên âm viết thường với chữ số chỉ nhóm ở phía trên, ví du: c1 g1 f2

Quãng tám cực trầm và quãng tám thứ năm là các quãng tám không đủ âm.

Tầm cữ và khu âm

* Tầm cữ: là khoảng rộng về độ cao của các âm tính từ âm trầm tới âm cao nhất.

Tầm cữ nhạc: Là khoảng rộng có hàng âm của hệ thống âm (C2 – c5). Tầm cữ của một nhạc khí (tầm cữ đàn piano là A2 – c5), một giọng hát (tầm cữ của giọng nữ cao là c1 – a2) đều nằm trong tầm cữ âm nhạc, là khoảng rộng về độ cao tính từ âm trầm nhất của nhạc khí đó, giọng hát đó có thể phát ra được. Vì vậy tầm cữ của bất kỳ nhạc khí nào, giọng hát nào đều nằm trong tầm cữ nhạc.

* Âm khu: trong một tầm cữ, thông thường người ta  thường phân định ra các khu vực âm thanh mang màu sắc khác nhau. Đây là các khu âm trầm, khu âm trung và khu âm cao. Ở mỗi loại giọng hát, nhạc khí việc phân định về âm khu không thể có qui định thống nhất.

Hệ thống điều hoà và sự phân chia cung – nửa cung

Trong hệ thống âm nhạc hiện nay một quãng tám được phân chia thành 12 phần bằng nhau gọi là 12 nửa cung. Hệ âm như vậy được gọi là hệ điều hoà. Khoảng cách rộng là 1 cung, khoảng cách hẹp là 1/2 cung. Trong  một quãng 8, giữa các bậc cơ bản của hàng âm có 2 nửa cung và 5 nguyên cung. Với các âm cơ bản liền bậc, chúng có khoảng cách như sau:

cung

– Nửa cung diatonic và nửa cung cromatic:

+ Nửa cung tạo thành giữa hai bậc khác tên gọi là nửa cung diatonic.

Ví dụ: mi – fa, xi – đô, fa thăng – sol, la – xi giáng…

nửa cung

+ Nửa cung tạo thành giữa hai bậc cùng tên gọi là nửa cung cromatic.

Ví dụ: fa – fa thăng, xi – xi giáng, sol thăng – sol bình…

nửa cung

Mỗi bậc cơ bản của hàng âm có thể nâng cao hoặc hạ thấp nửa cung gọi là bậc chuyển hoá. Tuy lấy từ âm cơ bản, âm hoá, bậc chuyển hoá vẫn là một âm mới hoàn toàn. Trên bàn phím đàn Piano âm hoá là những phím đen nằm giữa hai phím trắng.

Để cấu tạo các âm hoá, để ký hiệu sự chuyển hoá người ta sử dụng các dấu hoá. Có 5 loại dấu hoá:

  • Dấu thăng # Nâng cao độ nốt nhạc lên 1/2 cung.
  • Dấu thăng kép x Nâng cao độ nốt nhạc lên 1 cung.
  • Dấu giáng b Hạ thấp cao độ nốt nhạc xuống ½ cung.
  • Dấu giáng kép bb Hạ thấp cao độ nốt nhạc xuống 1 cung.
  • Dấu hoàn (bình)  Huỷ bỏ hiệu lực của các dấu #, b, x, bb.

Các âm hoá được gọi tên theo âm cơ bản đọc liền với dấu hoá: pha thăng, xi giáng, rê thăng, đô bình …

* Có hai cách sử dụng dấu hoá:

Dấu hoá theo khoá: Là dấu hoá đặt ngay sau khoá nhạc ở đầu khuông nhạc và nó có giá trị trong toàn bộ tác phẩm. Tất cả các nốt nhạc mang tên của dấu hoá thì đều phải chịu tác dụng của dấu hoá ở bất cứ quãng tám nào.

Ví dụ:

ƯỚC MƠ (trích)

uoc mo

Nếu giữa khuông nhạc cần thay đổi dấu hoá theo khoá, người ta dùng vạch nhịp kép để kết thúc hiệu lực của dấu hoá ghi đầu khuông rồi tuỳ yêu cầu sẽ bỏ những dấu hoá không cần thiết và ghi dấu hoá mới có hiệu lực trong đoạn, khuông nhạc sau.

Ví dụ:

QUÊ HƯƠNG (trích)

quehuong

Dấu hoá bất thường: Dấu hoá bất thường xuất hiện bất thường trong tác phẩm, nó đứng trước nốt nhạc nào thì chỉ định nốt nhạc đóphải hoá. Dấu hoá bất thường có giá trị với các nốt nhạc đứng sau nó và chỉ có giá trị trong một ô nhịp.

Ví dụ:

CHIỀU NGOẠI Ô MATXCƠVA

chieungoaio

Hoá biểu: Dấu hoá theo khoá có từng bộ từ 1 đến 7 dấu hoá.  Những dấu này xuất hiện theo một trật tự riêng, tuỳ từng loại khoá mà được ghi ở những vị trí nhất định trên khuông nhạc. Bộ dấu hoá theo khoá được gọi là hoá biểu.

Hoá biểu thăng: Trật tự xuất hiện của các dấu hoá trên hoá biểu thăng là: FA, ĐÔ, SOL, RÊ, LA, MI, XI.

thang

Hoá biểu giáng: Trật tự xuất hiện của các dấu hoá trên hoá biểu giáng ngược lại với hoá biểu thăng: XI, MI, LA, RÊ, SOL, ĐÔ, FA.

giang

Âm trùng: Hai âm có độ cao tuyệt đối như nhau mà tên gọi khác nhau là hai âm trùng. Hiện tượng này được gọi là sự trùng âm.

Ví dụ: Các âm trùng: mi – fa giáng, la thăng – xi giáng, xi thăng – đô

amtrung

Bình luận về bài viết này