Bài 4 – Độ vang (Cường độ)

Độ vang là sức ngân mạnh yếu của âm thanh. Về mặt vật lý biên độ của dao động quyết định độ vang. Độ vang thường được chỉ định bằng một số từ tiếng Ý thông dụng ở nhiều nước. Những từ đó được viết tắt, ghi dưới khuông nhạc gọi chung là sắc thái. Chúng có hiệu lực chỉ định độ vang cho cả đoạn nhạc hoặc một số nhịp.

Ký hiệu chỉ sắc thái
Piano (p): nhỏ, yếu .
Pianissimo (pp): rất nhỏ.
Mezzopiano (mp): hơi nhỏ.
Mezzoforte (mf): hơi mạnh.
Forte (f): mạnh.
Fortissimo (ff): rất mạnh…
1Mạnh dần, to dần lên.

2Nhỏ dần
Crescendo (cresc): To lên
Poco a poco: To dần lên
Diminuedo ( dim) Nhỏ đi …

Ký hiệu chỉ sắc thái thường hay được ký hiệu bằng tiếng Ý, ở nhiều quốc gia khác nhau thì ký hiệu chỉ sắc thái còn được sử dụng bằng nhiều ngôn ngữ viết khác nhau.
Ví dụ:

ANH VẪN HÀNH QUÂN (trích)

3
Nhấn, ngắt
* Ngắt và ký hiệu ngắt (.), (v) và (-).

Ngắt là cách thể hiện các âm tách rời nhau ra, ký hiệu ngắt được ghi ở trên hay dưới nốt nhạc.

Ví dụ:

4* Dấu nhấn (>): Nhấn là cách xử lý độ vang một âm cho nổi bật hơn các âm khác. Dấu nhấn được ghi trên hoặc dưới nốt nhạc.
Ví dụ:

QUÊ EM (trích)

5
Dấu luyến
Ngược với ngắt là luyến, đây là cách thể hiện các âm quyện chặt với nhau. Dấu luyến là một hình vòng cung dùng để nối 2 hoặc nhiều âm có độ cao khác nhau để chỉ định phần luyến của các âm đó lại. Trong nhạc hát dấu luyến nối chung các nốt vào một lời ca.
Ví dụ:

6

Âm tô điểm
Âm tô điểm là những âm hình giai điệu bổ sung, tô điểm cho các âm chính của giai điệu. Độ dài của các âm tô điểm được tính vào độ dài của âm đứng trước nó hoặc vào âm mà nó tô điểm. Trong tác phẩm âm tô điểm được ghi bằng những nốt nhỏ.
Ví dụ
BÀI CA BÊN CÁNH VÕNG (trích)

7
Ngoài ra còn có các ký hiệu chỉ sắc thái khác như: Âm vỗ ( ), láy chùm ( ), láy rền ( )… Những ký hiệu này thường gặp trong các tác phẩm khí nhạc.
– Láy chùm

8
– Láy rền

9

Bình luận về bài viết này